Tiếp tục kết hợp với NTK Lê Thanh Hoà sau thành công của show diễn tại Mường Hoa, Sa Pa, đạo diễn Long Kan cho biết, cặp đôi lần này sẽ kết hợp với nhau để cho ra mắt BST với chủ đề An.
Với chủ đề An, Long Kan nói nó hợp với điều mà gần như tất cả mọi mong cầu khi trải qua 2 năm đại dịch nhiều mất mát - đó là bình an, an yên. Đi cùng với chủ đề ý nghĩa, cặp đôi dùng tông màu đỏ hoài cổ, màu mà theo quan niệm của người Việt Nam là màu may mắn làm chủ đạo, đem chất liệu lụa Mã Châu vào những thiết kế tân thời. Cả hai kỳ vọng sẽ khắc họa lên không gian trình diễn mang hai màu sắc đối lập: nét xưa của phố cổ Hà Nội và vẻ đẹp đậm chất Á Đông của phụ nữ hiện đại.
Từng cùng NKT Lê Thanh Hoà đi khảo sát nhiều nơi ở miền Bắc nhưng cuối cùng ekip chọn Trung tâm Văn hoá Nghệ thuật Hàng Buồm để gửi gắm thông điệp “Đưa văn hóa Việt đến gần hơn với người Việt thông qua lăng kính thời trang”. Đạo diễn Long Kan bảo, khi bước chân vào không gian 22 Hàng Buồm này, anh cảm giác cực kỳ an yên, nó đúng như tinh thần mà anh cùng NTK Lê Thanh Hoà muốn truyền tải trong BST mới. "Điểm thu hút nhất của tôi ở không gian này chính là kiến trúc. Bất cứ thứ gì từ mảng tường, viên gạch, phiến đá,... đều có dấu ấn của thời gian. Đặc biệt là các bức tranh, phù điêu gốm sứ mang giá trị muôn đời. Đây là không gian hoài cổ nhưng vô cùng văn minh, điều mà chúng tôi muốn hướng tới", đạo diễn Long Kan nói.
Đưa thời trang vào một không gian văn hoá có sự kết hợp giữa hai phong cách kiến trúc Đông - Tây, cảnh quan không gian yên tĩnh, trầm mặc, cổ kính nhưng không kém phần trang nghiêm và thanh tao ngay giữa lòng phố xá sầm uất tấp nập là một lợi thế cũng là thách thức với Long Kan. Nhưng nam đạo diễn chia sẻ, anh đã giải được bài toán để hài hoà giữa thời trang và di sản.
"Bước vào không gian của đêm diễn, giới mộ điệu sẽ hoà trong không khí của những năm tháng xưa cũ với những chiếc chiếu trải ngoài sảnh, sẽ có các ca nương hát ca trù. Âm nhạc chính trong show diễn cùng mang hơi hướng dân ca Bắc Bộ do nhạc sĩ Trí Minh hoà âm phối khí để các người mẫu trình diễn và cả giới mộ điệu đều cảm nhận được không gian đậm chất Bắc Bộ, Hà Thành. Tôi không sử dụng bất kỳ một công nghệ hiện đại nào ngoài, tôi giữ nguyên bản di sản, tôi chỉ thiết kế sân khấu, đưa vào những hoa văn hoạ tiết mà có trong BST của NTK để không gian trình diễn hoà quyện với BST mà thôi", đạo diễn Long Kan chia sẻ.
"Chúng tôi tự hào khi được trở thành cầu nối thời gian, gắn kết những giá trị nguyên bản, xưa cũ với thế giới thời trang hào nhoáng hiện đại. Có thể nói, show diễn lần này chính là cơ hội để tôi hiện thực hóa ước mơ kết nối văn hóa Việt và thời trang hiện đại mà anh ấp ủ từ lâu", Long Kan chia sẻ thêm.
Fashion Voyagelà chuyến viễn du được sáng lập bởi đạo diễn Long Kan, kết hợp cùng các NTK để giới thiệu những bộ sưu tập mới nhất theo xu hướng thời trang đương đại, được trình diễn trên những sàn catwalk độc đáo. Số đầu tiên của Fashion Voyagera mắt vào năm 2018. Mỗi năm, chuyến viễn du Fashion Voyagelại đưa giới mộ điệu khám phá một miền đất mới như Cầu Vàng - Đà Nẵng, đảo Bàn chân - vịnh Hạ Long, ga Tàu hỏa leo núi Mường Hoa - Sa Pa và gần đây nhất là đảo ngọc Nam Phú Quốc.
" alt=""/>Long Kan kể câu chuyện văn hóa trên sàn diễn thời trangBị liệt đôi chân do gặp tai nạn khi mới 21 tuổi, Nguyễn Văn Mạnh nghĩ tương lai đã khép lại, không dám mơ đến chuyện yêu ai cho đến khi vợ anh bước vào cuộc đời.
" alt=""/>Vợ mất cảm hứng yêu khi mang bầu, chồng quay ra dằn dỗi như trẻ conChia sẻ với VietNamNet, anh cho biết, đa số nhà cung cấp thực phẩm cho các doanh nghiệp F&B (thực phẩm và đồ uống) tại Việt Nam là các hộ kinh doanh gia đình. Họ hoạt động với quy mô nhỏ, lấy hàng từ các chợ lớn rồi cung cấp lại.
Điều này dẫn đến việc chất lượng hàng hóa không ổn định, giá cả biến động, chậm trễ giao hàng, thâm hụt hàng hóa. Đặc biệt, các hộ kinh doanh gia đình thường không cung cấp được các giấy tờ cần thiết, cụ thể là hóa đơn đỏ.
“Việt Nam thiếu một nền tảng "tất cả trong một" để phục vụ ngành F&B. Mỗi doanh nghiệp phải vật lộn làm việc với nhiều nhà cung cấp nhỏ, dẫn đến khó khăn trong việc tìm nguồn cung sản phẩm bền vững”, Taku Tanaka nói.
Thấy được tiềm năng từ bài toán khó giải đó, Taku Tanaka đã quyết định thành lập Kamereo, một nền tảng bán sỉ rau củ qua website và ứng dụng di động với trụ sở đặt tại TP.HCM. Startup Make in Viet Nam định vị bản thân là một nền tảng thương mại điện tử được thiết kế để phục vụ riêng cho các doanh nghiệp F&B.
Tham vọng xuất khẩu nền tảng Việt ra thế giới
Sau 6 năm khởi nghiệp tại Việt Nam, Kamereo hiện có quy mô hơn 200 nhân sự với Taku Tanaka là người nước ngoài duy nhất.
Startup này vừa hoàn thành vòng gọi vốn Pre Series B trị giá 2,1 triệu USD từ Reazon Holdings, Quest Ventures và ông Thoru Yamamoto (CEO FOODISON). Tổng số tiền mà Kamereo huy động từ các nhà đầu tư hiện đã cán mốc 7,2 triệu USD.
Hiện Kamereo đã có mặt tại TP.HCM, Bình Dương và đang chuẩn bị mở rộng sang Hà Nội. Startup này cũng đang cân nhắc ý định thâm nhập thị trường Campuchia trong tương lai do có nhiều nét tương đồng với Việt Nam.
Theo Taku Tanaka, ngay từ những ngày đầu thành lập, Kamereo đã tập trung vào việc phát triển đội ngũ kỹ thuật để tự làm chủ các giải pháp công nghệ.
“Chúng tôi đầu tư vào ứng dụng di động và website để hỗ trợ việc đặt hàng, ngoài ra còn hệ thống quản lý kho, cho phép truy xuất nguồn gốc và kiểm tra mọi khía cạnh của sản phẩm”, anh cho biết.
Kamereo cũng hướng đến việc tự phát triển mọi thứ bằng nguồn lực nội bộ khi mở trung tâm thu gom rau củ tại Đà Lạt và tự phát triển khâu hậu cần trung chuyển từ vùng sản xuất đến trung tâm điều phối cuối cùng tại TP.HCM. Startup thương mại điện tử này hiện phục vụ cho khoảng 3.000 doanh nghiệp với hơn 1.500 sản phẩm.
Khi được đặt câu hỏi “Kamereo là công ty Nhật Bản hay Việt Nam?” Taku Tanaka trả lời: “Chúng tôi là một công ty Việt Nam với tinh thần Nhật Bản. Kamereo tập trung chính vào thị trường Việt Nam, vì vậy, chúng tôi xem mình là một công ty địa phương”.
Tuy nhiên, doanh nhân 8X cũng cho hay: “Tôi luôn đưa những yếu tố tinh thần làm việc Nhật Bản vào đội ngũ của mình để nuôi dưỡng tư duy phù hợp với việc kinh doanh bền vững và lâu dài. Điều này lấy cảm hứng từ các giá trị văn hóa kinh doanh Nhật Bản như tính chính trực, tinh thần đồng đội, và kaizen (sự cải tiến liên tục)”.